Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Trưởng ban công tác đại biểu QH Nguyễn Thị Nương dự Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội


Sáng nay (13/12), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII đã khai mạc Phiên họp thứ tư. Tham dự có Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, Chủ nhiệm UB Khoa học và công nghệ môi trường Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm UB Tài chính, Ngân hàng, Ngân sách Phùng Quốc Hiển, Trưởng ban công tác đại biểu QHNguyễn Thị Nương.
Tại phiên này (từ 13 đến 16/12), ỦY ban thường vụ Quốc hội sẽ đánh giá kết quả kì họp thứ hai và cho ý kiến về việc chuẩn bị kì họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII;
Trưởng ban công tác đại biểu QH Nguyễn Thị Nương dự Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội
Trưởng ban công tác đại biểu QH Nguyễn Thị Nương dự Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội
Cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, ý kiến còn khác nhau của 6 dự án luật. Gồm: dự án Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá; dự án Luật phòng, chống rửa tiền; dự án Luật bảo hiểm tiền gửi; dự án Luật giá; dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi); dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi);
Cho ý kiến về 2 dự án Pháp lệnh là: dự án Pháp lệnh pháp điển hệ thống pháp luật và dự án Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật;
Giám sát chuyên đề việc thực hiện quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng và phát triển các khu kinh tế, khu kinh tế của khẩu;
Xem xét, quyết định phương án phân bổ 2.097 tỷ đồng vốn đầu tư cho các dự án, công trình cấp bách và 820 tỷ đồng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch của các địa phương.;
Thông qua chương trình công tác năm 2012 của Ủy ban Thường vụ quốc hội; Thông qua chương trình hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế năm 2012 của các cơ quan của Quốc hội;
Xem xét đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc cử Ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
Trong sáng nay, các thành viên Ủy ban thượng vụ Quốc hội đã nghe và đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo đánh giá kết quả Kì họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII và Tờ trình về việc chuẩn bị Kì họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII.
Phát biểu kết luận về việc chuẩn bị Kì họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: công tác chuẩn bị cho Kì họp vẫn là quan trọng nhất. Để các Kì họp của Quốc hội diễn ra đúng thời gian theo Luật và bảo đảm chất lượng thì các cơ quan thẩm định, thẩm tra và Thường Vụ Quốc hội đều phải có sự chuẩn bị thật tốt. Về phía Chính phủ, trong kì họp tới sẽ có sự phối kết hợp giữa Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chính phủ để các báo cáo và công tác chuẩn bị cho kì họp được chuẩn bị đúng thời gian, đảm bảo chất lượng.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu: các hội đồng, ủy ban của Quốc hội hoạt động tích cực hơn, chuyên nghiệp hơn, khẩn trương hơn trong hoạt động của mình để chuẩn bị cho các Kì họp quốc hội hiệu quả có hơn. Bằng cách tổ chức trước Kì họp các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên trách về các vấn đề mà quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến.
Trong Kì họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII sẽ xem xét nội dung quan trọng: đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; do vậy Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng  cùng với Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội phải chuẩn bị tốt nội dung này.
Về cách thức tiến hành và công tác đảm bảo cho Kì họp, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng Kì họp, đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền cho Kì họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII.
Bá Hải

Bà Nguyễn Thị Nương tham gia thảo luận tại các phiên họp, kỳ họp thứ 2 – Quốc hội khóa XIII


Tiếp tục nội dung chương trình kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII từ ngày 31/10 đến 03 /11/2011. Quốc hội thảo luận ( tại Hội trường và tại tổ) về các dự án luật và một số nội dung quan trọng khác như: Luật Cơ yếu; Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật tài nguyên nước (Sửa đổi); Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm năm 2011 – 2015 cấp quốc gia; Tổng kết thực hiện Dự án “Trồng mới năm triệu ha rừng” và kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020. Về chương trình mục tiêu Quốc gia 5 năm 2011-2015; Chương trình trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011-2015.
Kết quả thực hiện chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011, trong đó có đánh giá kết quả của các đợt giám sát; Tác động của hoạt động giám sát của Quốc hội đến đời sống kinh tế-xã hội; Dự kiến nội dung và một số đề xuất đối với nội dung chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2012; Tính phù hợp của việc lựa chọn nội dung chuyên đề giám sát; phạm vi và đối tượng của nội dung chuyên đề giám sát được lựa chọn; Một số vấn đề cần quan tâm để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội…
Đại biểu Nguyễn Thị Nương, Ủy viên TW Đảng
Đại biểu Nguyễn Thị Nương, Ủy viên TW Đảng
Tham gia ý kiến tại các buổi thảo luận, hầu hết các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng đều cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm ta của Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội. Song nhiều đại biểu cho rằng cần rà soát lại các chương trình và có những quy định cụ thể tránh chồng chéo, những công trình nào đã thi công dở dang thì bổ sung vốn làm cho dứt điểm vào năm 2012, đồng thời năm 2013 ưu tiên những công trình bức súc, thực hiện có hiệu quả thì bố trí vốn cho lập dự án, có đại biểu yêu cầu để chương trình đạt hiểu quả, thực hiện đúng tiến độ đề nghị Chính phủ giao vốn sớm để địa phương kịp thời triển khai, đồng thời phân cấp về cho địa phương để lồng ghép với các chương trình phát triển của địa phương.
Về trái phiếu Chính phủ cần phải công bố công khai trước các cơ quan đại chúng, ở địa phương công khai cho nhân dân để nhân dân biết và tổ chức thực hiện nhà nước và nhân dân cùng làm mới đạt hiệu quả. Có đại biểu cho rằng các chương trình mục tiêu Quốc gia đưa ra còn chưa rõ ràng, lẫn lộn giữ chương trình mục tiêu với các kế hoạch thực hiện thường xuyên nên khi đánh già hiệu quả rất khó khăn vì trùng lắp cả hệ thống quản lý, vốn cũng như công tác thông kê…dẫn đến thất thoát vốn lớn mà chương trình không hiệu quả.
Về Chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Hoàng Văn Thượng cho rằng: Một số chương trình mục tiêu Quốc gia hiệu quả thấp, nhất là việc phân bổ vốn để thực hiện. Kinh phí phân bổ từ trên xuống dưới, khi cấp cho các tổ chức đoàn thể thực hiện chỉ đủ để tập huấn, không còn kinh phí để triển khai chương trình, như vậy chương trình thực hiện không hiệu quả. Đại biểu đề nghị, hàng năm cần phải đánh giá từng chương trình một, để xem hiệu quả đến đâu mới đầu tư tiếp.
Đại biểu Phùng Văn Hùng cho rằng: Cần phải đổi mới cách làm và phân phối hợp lý giữa vốn của nhà nước với sự đóng góp của người dân để huy động được các nguồn lực của Trung ương, địa phương và người dân. Theo báo cáo của Chính phủ; các chương trình Quốc gia như thế là quá nhiều, cần phải xem xét và rút gọn lại khoảng 10 chương trình để đảm bảo đủ nguồn vốn thực hiện thì mới có hiệu quả. Như chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia, Vệ sinh an toàn thực phẩm, An toàn năng lượng đây là công việc thuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng. Cần phân bổ vốn cho đầu tư những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào còn khó khăn và đầu tư cho đến nơi đến chốn hoàn thiện chương trình cho người dân ở đó được hưởng lợi từ chương trình.
Về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001 – 2010, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sự dụng đất 5 năm ( 2011-2015) cấp Quốc gia; Việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Các đại biểu đã tập trung vào thảo luận về kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế trong việc lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nguyên nhân chủ quan, khách quan của những tồn tại, bài học kinh nghiệm. Đồng thời, các đai biểu có ý kiến về một số nội dung như: Về số lượng chỉ tiêu, chỉ tiêu đất trồng lúa, đất khu công nghiệp và các loại đất khác như đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất Quốc phòng, an ninh, di tích, danh thắng, đô thị; Các nhóm giải pháp thuộc cơ chế, chính sách và phân cấp lập quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Các nhóm giải pháp cụ thể trong một số chỉ tiêu cụ thể như khoanh định, bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, kỹ thuật và bảo vệ cải tạo đất, bảo vệ môi trường; nhóm giải pháp giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Về chủ chương xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; đa số các đại biểu nhất trí chấm dứt dự án 5 triệu ha rừng, đồng thời xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo chương trình mục tiêu Quốc gia để đảm bảo duy trì kết quả và phát triển rừng những năm tiếp theo.
Đại biểu La Ngọc Thoáng, cơ bản tán thành với nội dung của báo cáo và một số đại biểu đã phát biểu trước đó. Tuy nhiên, đại biểu còn băn khoăn về vấn đề quy hoạch và sử dụng đất như hiện nay, như quy hoạch đất công nghiệp còn quá lớn, nhiều khu thu hồi đất của người dân xong để đó, theo báo cáo của Chính phủ hiện nay mới sử dụng 46% như vậy thật lãng phí trong khi đó người dân lại không có đất sản xuất. Đại biểu đề nghị quy hoạch phải cụ thể và khu công nghiệp phát triển đến đâu thì lấp đầy công nghiệp đến đó. Tránh tình trạng như hiện nay làm người dân rất bức xúc. Trong khi đó nhà nước không quản lý được đất, sử dụng không đúng mục đích, cấp cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tự ý chuyển đổi sang mục đích khác…Khi đền bù đất nông nghiệp cần phải tính toán chặt chẽ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện, tránh gây kiện cáo kéo dài của người dân. Đề nghị xem xét lại việc quy hoạch và sử dụng đất của Chính phủ.
Đại biểu Phùng Văn Hùng, cho rằng: Cần phải dừng dự án 5 triệu ha rừng. Quốc hội giao cho Chính phủ xây dựng kế hoạch phát triển rừng và đưa vào chương trình mục tiêu Quốc gia để Quốc hội còn nắm được quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời cần phải thay đổi quy trình quản lý. Về vấn đề quy hoạch và sử dụng đất, đại biểu cho rằng trong chỉ tiêu tăng đất khu công nghiêp đến năm 2020 là quá cao, trong khi đó Nhà nước giảm đầu tư như vậy việc sử dụng đất không đạt được như kế hoạch, thực tế hiện nay các khu công nghiệp vẫn chưa lấp đầy khoảng trống. Về đất ở như quy hoạch là phù hợp với sự phát triển và sự gia tăng dân số, do vậy cần phải quy hoạch từng khu vực cụ thể, tránh xâm lấn vào khu đất trồng lúa và khu công nghiệp. Chính phủ cần phải thống nhất quy hoạch, cắm mốc giao cho địa phương quản lý từng loại đất để khi quy trách nhiệm mới rõ ràng. Ngoài ra, đại biểu có ý kiến: Vì nước ta cũng nằm trong khu vực có sự biến đổi khi hậu, để đảm bảo an ninh lương thực, Chính phủ cần đầu tư vào lĩnh vực ngăn ngừa nước biển mặn thâm nhập vào nội địa gây ảnh hưởng đến diện tích đất trồng lúa; đồng thời phải có quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật để nâng cao năng suất mới khuyến khích được người dân.
Đối với các Dự án luật, các đại biểu tập trung vào các nội dung: Luật Bảo hiểm tiền gửi; đóng góp ý kiền vào điều 2 và điều 4 của Luật về đối tượng áp dụng của Luật. Về quyền và trách nhiệm người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Về quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi và mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Về mô hình hoạt động và chức năng giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Về loại tiền gửi dược bảo hiểm. Về phí bảo hiểm tiền gửi, hạn mức trả tiền bảo hiểm. Về dự án Luật tài nguyên nước ( sửa đổi): Phạm vi điều chỉnh của Luật, về chương II về điều tra cơ bản và quy hoạch tài nguyên nước. về phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thái, cạn kiệt nguồn nước. phân bổ tài về tài nguyên nước, về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đối với nguồn nước lien Quốc gia. Tham gia ý kiến về tổ chức hoạt động thanh tra liên ngành về tài nguyên nước. Đông thời cho ý kiến về giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước./.
Theo: ( ĐBQH và HDND )

Trưởng ban CTĐB Nguyễn Thị Nương khai mạc hội nghị tập huấn kỹ năng giám sát tại Vũng Tàu


Từ ngày 20 – 21/9/2011 tại Tp. Vũng Tàu đã diễn ra hội nghị tập huấn kỹ năng giám sát dành cho đại biểu dân cử. Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương đã khai mạc và chủ trì hội nghị.
Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương khai mạc hội nghị
Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương khai mạc hội nghị
Đến dự hội nghị có các đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các tỉnh phía Nam và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Đồng chí Phạm Quang Khải Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát biểu chào mừng các đại biểu tham dự hội nghị.
Giám sát luôn là vấn đề được chú trọng và cũng là lĩnh vực nóng bỏng, gay cấn nhất trong hoạt động Quốc hội ở nước ta và ở cả các nước nói chung trên thế giới. Đó cũng là điều dễ hiểu vì Quốc hộicó xây dựng hệ thống pháp luật tốt đến bao nhiêu, có ra các nghị quyết, các quyết định đúng đắn đến mấy, nhưng không được tuân thủ một cách nghiêm túc thì hiệu quả, hiệu lực thực thi pháp luật sẽ không cao, các nghị quyết của Quốc hội sẽ không đi vào cuộc sống và ở một mức độ nào đó trở nên vô nghĩa. Để nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội cần phải: xem xét một cách toàn diện, sâu sắc đối với một số báo cáo công tác của các cơ quan nhà nước; đưa ra các kiến nghị giám sát cụ thể; xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể (tổ chức, cá nhân) liên quan đến hoạt động giám sát; thường xuyên quan tâm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị sau giám sát để hiệu lực và hiệu quả giám sát của các cơ quan Quốc hội được như mong muốn; tiến hành thường xuyên việc giám sát ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh. Vì thế đòi hỏi mỗi ĐBQH phải phát huy vai trò, trách nhiệm cá nhân trong các hoạt động giám sát.
Tiếp theo hội nghị tập huấn tương tự đã được tổ chức ở Quảng Bình vào tuần trước, hội nghị lần này cũng nhằm giới thiệu tới các đại biểu hệ thống các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát, vị trí, vai trò của đại biểu trong hoạt động giám sát đồng thời cung cấp cho các đại biểu những kỹ năng cơ bản khi thực hiện chức năng giám sát. Đây cũng là hội nghị tập huấn cuối cùng trong chương trình hoạt động năm 2011 của Trung tâm bồi dưỡng ĐBDC.
Theo(TTBD)

Bà Nguyễn Thị Nương: Sẽ thẩm tra tư cách ĐB Quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến


Trưởng Ban Công tác đại biểu của Quốc hội Nguyễn Thị Nương cũng khẳng định sẽ làm khẩn trương, công bố công khai
* Phóng viên: Xin bà cho biết quy trình xử lý đơn thư tố cáo tư cách một đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH)?
Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Thị Nương
Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Thị Nương
- Bà Nguyễn Thị Nương: Trước hết, chúng tôi phải xin chủ trương của Ủy ban Thường vụ (TV) QH về việc thẩm tra tư cách ĐB khi có đơn thư tố cáo. Sau đó, sẽ xem xét các đơn thư theo đúng quy định pháp luật về tố cáo, phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ và trả lời người tố cáo cũng như cơ quan có thẩm quyền.
*Việc bà Đặng Thị Hoàng Yến, ĐBQH tỉnh Long An, bị một số cơ quan truyền thông phản ánh và có đơn thư tố cáo thì sao?
- Ban Công tác ĐB đã xin ý kiến Ủy ban TVQH và đã được đồng ý thẩm tra tư cách ĐBQH đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến. Chúng tôi đang trong quá trình thu thập thông tin và chứng cứ.
* Ban Công tác ĐB đã tiếp xúc với người tố cáo cũng như các cơ quan truyền thông có bài phản ánh chưa, thưa bà?
- Chúng tôi chưa tiếp xúc với các cơ quan truyền thông cũng như người tố cáo. Sau khi phân loại đơn thư có danh và không danh, chúng tôi mới xin chủ trương của Ủy ban TVQH về cách tiến hành thẩm tra.
* Bà đã đọc các đơn thư tố cáo ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến chưa?
- Tôi đã giao Vụ Công tác ĐB thu thập, sau đó sẽ nghe tổng hợp lại.
* Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo phải sớm xác minh và thẩm tra tư cách ĐBQH bị tố cáo, vậy khi nào thì có kết quả?
- Việc này phải bình tĩnh và thận trọng, không thể ngày một ngày hai. Tuy nhiên, tinh thần là làm khẩn trương, sớm có kết luận để báo cáo Ủy ban TVQH quyết định và công bố công khai.
Không biết việc bà Yến từng bị khởi tố
Ngày 23-8, ông Võ Lê Tuấn, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Long An, cho biết qua 3 vòng hiệp thương, lấy ý kiến nơi cư trú và làm việc, bà Đặng Thị Hoàng Yến được cử tri tín nhiệm 100% để ứng cử ĐBQH. Ngoài ra, trong suốt quá trình hiệp thương, không có vị nào trong Ủy ban MTTQ tỉnh đặt vấn đề về bà Yến.
“Chúng tôi đã làm chặt chẽ và đúng quy trình, không có gì sai trái. Còn việc báo chí nêu về nhân thân của bà Yến sau khi đã được thẩm tra tư cách ĐBQH thì không thuộc thẩm quyền của địa phương” – ông Tuấn nói.
Theo ông Nguyễn Văn Nhung, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Phó Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh Long An, không có việc bà Yến dùng tiền mua chuộc cử tri. Còn việc bà Yến hứa hỗ trợ cho 4 huyện số tiền 8 tỉ đồng (thời hạn 5 năm không tính lãi) nhưng chưa giải ngân là do Hội Nông dân và Hội Phụ nữ các huyện chưa xác định được danh sách những hộ nào được nhận tiền.
Việc bà Yến tổ chức tri ân (nhân kỷ niệm 30-4) và mỗi ĐB được tặng phong bì 500.000 đồng, ông Nhung cho rằng việc này được tổ chức trước khi vận động bầu cử nên không có gì sai trái.
Về thông tin trước đây bà Yến từng bị khởi tố và chồng bà, ông Jimmy Trần, bị truy nã, ông Nhung nói: “Chúng tôi không nhận được thông tin nào từ cơ quan chức năng cũng như không nghe phản ánh khi lấy ý kiến cử tri”.
Theo Điều 49 của Luật Tổ chức QH, ĐBQH không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ sai phạm mà bị QH hoặc cử tri bãi nhiệm. Ủy ban TVQH quyết định việc đưa ra QH hoặc cử tri bãi nhiệm ĐBQH theo đề nghị của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, MTTQ tỉnh hoặc cử tri.
QH bãi nhiệm ĐBQH thì phải được 2/3 tổng số ĐBQH tán thành, còn cử tri bãi nhiệm thì được tiến hành theo thể thức do Ủy ban TVQH quy định.
Theo Bảo Trân/Người lao động